Top 12 chiến lược dẫn đầu xu hướng công nghệ năm 2022

Theo Gartner – công ty chuyên nghiên cứu và tư vấn thị trường kỹ thuật số tại Mỹ, trong vòng 3-5 năm tới, sẽ có 12 xu hướng được kỳ vọng đóng vai trò thúc đẩy kinh doanh kỹ thuật số và tạo ra các thay đổi mới trên thị trường công nghệ số.

Hàng năm, Gartner xác định các xu hướng công nghệ quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. Năm nay, Gartner đưa ra 12 xu hướng chiến lược cho năm 2022 giúp các CEO đem lại hiệu quả, số hoá và tăng trưởng cho doanh nghiệp, cũng như giúp CIO và các chuyên viên IT tìm ra được các đối tác chiến lược trong tổ chức.

Ông David Groombridge – VP Analyst của Gartner chia sẻ: “Các CEO biết rằng họ phải đẩy nhanh việc áp dụng kinh doanh kỹ thuật số và tìm nhiều các phương pháp kỹ thuật số trực tiếp hơn để kết nối với khách hàng của họ. Nhưng với nhìn nhận về những rủi ro kinh tế trong tương lai, họ cũng muốn doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và bảo vệ lợi nhuận cũng như dòng tiền của mình”.

Top 12 xu hướng công nghệ chiến lược năm 2022 – và tại sao chúng lại có giá trị?

Trend 1: Data Fabric – Kết cấu dữ liệu

Data Fabric cung cấp sự tích hợp linh hoạt giữa các nguồn dữ liệu trên các nền tảng và người dùng doanh nghiệp, làm cho dữ liệu có sẵn ở mọi nơi cần thiết cho dù dữ liệu đó ở đâu.

Data Fabric có thể phân tích để tìm hiểu và đề xuất nơi lưu trữ dữ liệu. Điều này giúp giảm bớt công việc quản lý dữ liệu lên tới 70%.

Trend 2: Cybersecurity Mesh – Lưới bảo mật không gian mạng

Cybersecurity Mesh là một kiến trúc linh hoạt, có thể kết hợp và tích hợp các dịch vụ bảo mật khác nhau hoặc phân tán rộng rãi.

Cybersecurity Mesh cho phép các giải pháp bảo mật độc lập hoạt động cùng nhau để cải thiện bảo mật tổng thể trong khi di chuyển các điểm kiểm soát đến gần các dữ liệu mà chúng được thiết kế để bảo vệ. Cybersecurity Mesh có thể xác minh danh tính, ngữ cảnh và tuân thủ chính sách nhanh chóng và đáng tin cậy trên các môi trường cloud and noncloud.

Trend 3: Privacy – Enhancing Computation – Tính toán nâng cao quyền riêng tư 

Privacy – Enhancing Computation đảm bảo việc xử lý dữ liệu cá nhân trong môi trường không đáng tin cậy. Đảm bảo quyền riêng tư đang trở nên quan trọng do luật bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư ngày càng phát triển cũng như người dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề này.

Privacy – Enhancing Computation sử dụng nhiều kỹ thuật bảo vệ quyền riêng tư để cho phép trích xuất giá trị từ dữ liệu trong khi vẫn đáp ứng các yêu cầu tuân thủ.

Trend 4: Cloud-Native Platforms – Các nền tảng Cloud-Native 

Cloud-Native Platforms là công nghệ cho phép bạn xây dựng các kiến trúc ứng dụng mới có khả năng phục hồi, đàn hồi và nhanh chóng – giúp bạn phản ứng với sự thay đổi kỹ thuật số nhanh chóng.

Cloud-Native Platforms cải tiến theo cách tiếp cận lift-and-shift (*) truyền thống đối với đám mây, phương pháp này không tận dụng được các lợi ích của đám mây và làm tăng thêm độ phức tạp cho việc bảo trì.

(*) Lift-and-shift là kỹ thuật đặc biệt trong việc di chuyển ứng dụng, phần mềm hoặc hệ thống từ từ môi trường này sang môi trường khác mà không làm thay đổi đáng kể thiết kế cơ bản của ứng dụng, phần mềm hoặc hệ thống đó.

Trend 5: Composable Applications – Ứng dụng tổng hợp

Composable Applications được xây dựng từ các thành phần chức năng được module hóa.

Composable Applications giúp việc sử dụng và tái sử dụng mã code dễ dàng hơn, đẩy nhanh thời gian tiếp thị các giải pháp phần mềm mới và nâng cao giá trị doanh nghiệp.

Trend 6: Decision Intelligence – Trí tuệ nhân tạo tự quyết định

Decision Intelligence là một cách tiếp cận thực tế để cải thiện việc ra quyết định của tổ chức. Nó mô hình hóa mỗi quyết định như một tập hợp các quy trình, sử dụng trí tuệ nhân tạo và phân tích để thông báo, học hỏi và tinh chỉnh các quyết định.

Decision Intelligence có thể hỗ trợ và nâng cao khả năng ra quyết định của con người và có khả năng tự động hóa nó thông qua việc sử dụng phân tích tăng cường, mô phỏng và AI.

Trend 7: Hyperautomation – Siêu tự động hóa

Hyperautomation là một cách tiếp cận có kỷ luật, theo định hướng kinh doanh để nhanh chóng xác định, kiểm tra và tự động hóa càng nhiều quy trình kinh doanh và CNTT càng tốt.

Hyperautomation cho phép khả năng mở rộng, hoạt động từ xa và gián đoạn mô hình kinh doanh.

Trend 8: AI Engineering – Kỹ thuật trí tuệ nhân tạo

AI engineering tự động cập nhật dữ liệu, mô hình và ứng dụng để hợp lý hóa việc phân phối Al.

Kết hợp với quản trị AI mạnh mẽ, AI engineering sẽ vận hành việc cung cấp AI để đảm bảo giá trị kinh doanh liên tục của nó.

Trend 9: Distributed Enterprises – Doanh nghiệp phân tán

Distributed enterprises phản ánh mô hình kinh doanh ưu tiên kỹ thuật số, ưu tiên từ xa để cải thiện trải nghiệm của nhân viên, số hóa các điểm chạm của người tiêu dùng và đối tác cũng như xây dựng trải nghiệm sản phẩm.

Distributed enterprises phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân viên và người tiêu dùng, thúc đẩy nhu cầu về các dịch vụ ảo và nơi làm việc kết hợp.

Trend 10: Total Experience – Trải nghiệm tổng thể

Total experience là một chiến lược kinh doanh tích hợp trải nghiệm của nhân viên, trải nghiệm khách hàng, trải nghiệm người dùng và trải nghiệm đa năng trên nhiều điểm chạm để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.

Total experience có thể thúc đẩy sự tự tin, sự hài lòng, lòng trung thành và sự ủng hộ của khách hàng và nhân viên cao hơn thông qua việc quản lý toàn diện trải nghiệm của các bên liên quan.

Trend 11: Autonomic Systems – Hệ thống tự động

Autonomic systems là các hệ thống vật lý hoặc phần mềm tự quản lý, học hỏi từ môi trường của chúng và tự động sửa đổi các thuật toán của riêng chúng trong thời gian thực để tối ưu hóa hành vi của chúng trong các hệ sinh thái phức tạp.

Autonomic systems tạo ra một tập hợp các công nghệ có khá năng hỗ trợ các yêu cầu và tình huống mới, tối ưu hóa hiệu suất và bảo vệ chống lại tấn công mà không cần sự can thiệp của con người.

Trend 12: Generative AI – Trí tuệ nhân tạo phái sinh

Generative AI tìm hiểu về các thành phần lạ từ dữ liệu và tạo ra phiên bản mới tương tự như bản gốc nhưng sáng tạo hơn và không lặp lại nó.

Generative AI có tiềm năng tạo ra các dạng nội dung sáng tạo mới, chẳng hạn như video và đẩy nhanh chu trình R&D trong các lĩnh vực từ y học đến tạo sản phẩm.

Các xu hướng công nghệ thúc đẩy kinh doanh kỹ thuật số như thế nào?

Các xu hướng công nghệ hàng đầu sẽ thúc đẩy chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng bằng cách giải quyết các thách thức kinh doanh cho CIO. Họ đưa ra một lộ trình để tạo sự khác biệt, hoàn thành mục tiêu kinh doanh và tìm ra các đối tác chiến lược cho tổ chức.

Mỗi xu hướng công nghệ sẽ mang lại một trong ba kết quả chính sau đây:

Engineering Trust – Tin tưởng công nghệ

Tạo ra một nền tảng công nghệ thông tin linh hoạt và hiệu quả bằng cách đảm bảo dữ liệu được tích hợp và xử lý an toàn hơn trên môi trường cloud and non-cloud, nhằm tối ưu chi phí mở rộng nền tảng công nghệ thông tin.

Sculpting Change – Thay đổi cơ cấu

Mở rộng quy mô và tăng tốc độ số hóa bằng cách phát hành các giải pháp công nghệ mới. Các xu hướng công nghệ này cho phép đáp ứng tốc độ số hóa bằng cách tạo ra các hoạt động kinh doanh tự động, tối ưu hóa trí tuệ nhân tạo (AI) và cho phép đưa ra các quyết định thông minh nhanh hơn.

Accelerating Growth – Thúc đẩy tăng trưởng

Giành thị phần kinh doanh bằng cách tận dụng các xu hướng công nghệ mới. Những xu hướng có cùng hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng cho phép bạn tạo ra giá trị tối đa và nâng cao khả năng kỹ thuật số.

Tạm kết

Các xu hướng công nghệ khác nhau sẽ có tác động khác nhau đến các tổ chức khác. Sự tích hợp chặt chẽ các xu hướng với nhau có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu trong các chu kỳ tăng trưởng kinh doanh. Việc lựa chọn các xu hướng công nghệ sẽ do CEO, CIO quyết định để phù hợp với mục tiêu kinh doanh dài hạn và ngắn hạn của tổ chức.

Nguồn: https://www.gartner.com

 

VCONNEX HÀ NỘI

Webssite: vconnexhanoi.com

Hotline: 0826166068

Nhà phân phối các sản phẩm thiết bị điện thông minh chính hãng Vconnex

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo